Bàn chụp hay còn được biết đến là khung in lụa hay bàn in lụa kéo tay, là một cái hộp gỗ có kích thước khoảng 70 x 50 x 15cm đóng chân bàn 4 góc, bên trong đặt 3 -5 bóng đèn UV chụp bản 60cm (bạn có thể thay bằng bóng typ điện quang bình thường cũng được) bên trên sẽ là tấm kính 5 ly hoặc 8 ly.
Bàn chụp bản in lụa
Nếu như bạn không có máy chụp bản thì bạn nên dùng bàn chụp bản bằng đèn UV giống bóng đèn huỳnh quang nhưng phải phát ra tia UV 40W để làm một cái bàn chụp thủ công. Nhưng nếu như không có được loại bóng trên thì bạn nên dùng đèn huỳnh quang xếp cách nhau tầm 5cm, cách mặt kính tầm 10cm.
Khung in lưới đã rửa sạch sẽ và hoàn toàn khô ráo
Tùy vào từng mục đích sản phẩm và nhu cầu sử dụng mà có thể là khung nhôm hoặc khung gỗ,… Với khung in vải thông thường dùng sẽ là 40 x 60, 20 x 20 (sản phẩm với chi tiết nhỏ) để có cách làm bàn chụp bản in lụa phù hơp.
Lưới in: Lưới trắng hoặc lưới vàng,… có những mắt lưới khác nhau. Ví dụ như in bản thông dụng sẽ dùng mắt lưới 49.
Keo chụp bản in lụa
Keo chụp bản in lụa mua về thường có 2 thành phần là bột bắt sáng ở tỏng bịch hoặc hũ cách sáng hoặc màu cam, màu nâu và keo sệt sệt giống như dạng gel mà đặc hơn một chút.
Khi mua nhớ kiểm tra và hỏi chủ cửa hàng xem keo đó có bịch bột không kẻo họ đưa thiếu, cũng có loại keo không có bịch bắt sáng vì là keo một thành phần tức là đã tích hợp sẵn tính năng bắt sáng.
Sau khi đã pha keo vào với bắt sáng, bạn nên để keo khoảng 1 giờ đồng hồ để bọt keo tan hết, đồng thời để đảm bảo bắt sáng và keo đã hòa lẫn với nhau có tác dụng tốt nhất.
Lên keo chụp bản in lưới
Hãy cẩn thận dùng máng làm sao để keo tràn đều dọc thân máng phía lưới lên keo. Kéo nhẹ và làm đều mặt ngoài của khung rồi đến mặt trong của khung, tiếp theo vét mặt ngoài và vét mặt trong. Phương pháp lên keo này thường được gọi là lên keo 2:2. Chỉ cần biết cách này lên keo là có được khung in, sau đó dùng máy sấy tóc để sấy gió làm khô khung. Các bạn nên sấy đều tay kẻo có chỗ keo chưa khô ráo bề mặt hết thì lúc chụp bản dính vào film, bị bóc keo và hư film.
Để quá trình lên keo diễn ra thuận lợi bạn nên có máng lên keo, không nên lên bằng lưỡi dao hoặc tấm bìa,… Máng lên keo bây giờ cũng rất phổ biến và dễ mua. Khi chọn mua máng lên keo nên chọn mua loại nhôm tốt, có 2 cạnh máng dày mỏng khác nhau. Bề dày để sau này lên keo cao bản. Bên mỏng dễ vét keo khi lên keo thường.
Vật tư cần chuẩn bị và cách làm bàn chụp bản in lụa
Bàn chụp in lụa là một trong những thiết bị quan trọng và bắt buộc phải có trong kỹ thuật in lụa. Kỹ thuật in lụa trong ngành in ấn cũng thường được sử dụng để in lịch tết. Nếu bạn có một chiếc bàn chụp tiêu chuẩn sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình dùng cách làm bàn chụp bản in lụa. Bạn hoàn toàn có thể tự làm bàn chụp bản in lụa tại nhà nhưng nó sẽ không được chuyên nghiệp như khi bạn mua nó tại những địa điểm cung cấp vật tư in lụa. Để thực hiện cách làm bàn chụp bản in lụa các bạn làm theo những bước sau nhé:
Chuẩn bị một khung bàn chụp in lụa, bạn có thể làm bằng sắt hoặc gỗ tùy bạn, kích thước thường hay sử dụng là khoảng 60 x 90 cm (tùy theo mục đích sử dụng mà chọn kích thước khung bàn cho phù hợp).
Bóng đèn chụp bản có thể là bóng đèn tuýp thường hoặc bóng đèn UVA, UVB,… Thông thường ở các xưởng in ấn chuyên nghiệp họ sẽ sử dụng bóng đèn UV để chụp bản, bởi loại đèn này nó có hiệu quả và cho bản in sắc nét hơn.
Bộ ngắt giờ tự động: Để có được một chiếc bàn chụp chuyên nghiệp bạn bắt buộc phải có bộ ngắt giờ tự động để hạn chế tối đa việc sai hỏng trong quá trình căn thời gian chụp bản.
Tấm kính mặt bàn in lụa thì các bạn có thể sử dụng kính trắng bình thường và có độ dày trong khoảng 8 – 10 mm.
- In chất lượng cao: https://inthanhmy.com/
- In hộp giấy có vai trò gì những loại in hộp giấy phổ biến.