Sự phát triển của ngành giấy tại Việt Nam

Sự phát triển của ngành giấy tại Việt Nam

Ngành giấy ở nước ta phát triển khá nhanh và  đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm,  khó khăn nhưng chúng ta vẫn đứng vững trên thị trường. Tuy nhiên, mặc dù đã có nhiều cú hích để tăng thị phần song vì những nguyên nhân gốc rễ mà ngành giấy Việt Nam gần như vẫn “đứng im” tại chỗ.

Sự phát triển của ngành giấy tại Việt Nam


Yếu tố làm cho hệ quả ngày càng giảm sút nghiêm trọng có thể kể đến chính là công nghệ lạc hậu, công nghệ thụt lùi so với nhiều quốc gia khác không chỉ làm cho môi trường bị ô nhiễm và nó còn giảm năng lực cạnh tranh của ngành.
Hiện tại chúng ta có 3 phương pháp sản xuất bột giấy cơ bản:
– Phương pháp sử dụng hóa chất.
– Phương pháp cơ-lý.
– Phương pháp tái chế giấy loại.
Tất cả hệ thống công nghệ đưa vào sản xuất hay tái chế giấy đều sử dụng nhiều hóa chất như: bột sulfat tẩy trắng và dùng phương pháp hóa nhiệt cơ, xút không thu hồi hóa chất, hoặc sản xuất theo phương pháp kiềm lạnh. Chúng (công nghệ) đã vô cùng lạc hậu nên không tạo ra thành phẩm đạt chất lượng tối ưu mà lại làm cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Theo số liệu thống kê thì có gần 500 doanh nghiệp sản xuất giấy trên nước ta có liên quan đến các lĩnh vực khác như gia công, in túi giấy, hộp giấy, vận chuyển,… nhưng chỉ có khoảng 10% doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép. Các đơn vị sản xuất và chế biến bột giấy ở Việt Nam có độ pH trung bình 9-11, chỉ số nhu cầu ôxy sinh hóa (BOD), nhu cầu oxy hóa học (COD) cao, có thể lên đến 700mg/l và 2.500 mg/l. Hàm lượng chất rắn lơ lửng cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Đặc biệt nước thải có chứa cả kim loại nặng, phẩm màu, xút. Một khi chúng bị thải ra môi trường không chỉ làm ô nhiễm mà còn vô cùng độc hai cho sinh vật và con người nếu tiếp xúc trực tiếp.

Sự phát triển của ngành giấy tại Việt Nam

Các doanh nghiệp sản xuất giấy của Việt Nam được trang bị công nghệ xeo giấy trong môi trường kiềm tính để cải thiện chất lượng sản phẩm song đó cũng là dây chuyền lâu đời từ những năm 1998. Cho đến nay, với hệ thống sản xuất tiên tiến bao gồm các máy móc hiện đại không ngừng được nâng cấp từng ngày thì chúng đã quá lạc hậu với công suất ì ạch lại gây ra ô nhiễm về khí thải lẫn tiếng ồn.
Ngoài ra, hầu hết quy mô sản xuất giấy của các doanh nghiệp là nhỏ. Theo báo cáo của các chuyên gia phân tích thì có 46% doanh nghiệp công suất dưới 1.000 tấn/năm, 42% công suất từ 1.000-10.000 tấn/năm, chỉ có 4 doanh nghiệp công suất trên 50.000 tấn/năm, thấp hơn rất nhiều so với công suất trung bình của các nước có nền công nghiệp giấy phát triển như Đức, Phần Lan và thấp hơn so với các nước có trình độ phát triển tương đương như Thái Lan và Indonesia.
Chế biến bột giấy, giấy là cơ sở để hình thành và phát triển các lĩnh vực kế tiếp như sản xuất, in túi giấy, hộp giấy, thùng giấy carton, sách vở,… Chất lượng giấy có tốt thì những sản phẩm được hình thành phía sau mới được hoàn hảo. Chính vì thế mà thay đổi, nâng cấp năng lực công nghệ của ngành sản xuất bột giấy tại Việt Nam ở thời điểm này là vô cùng cần thiết. Sở tài nguyên và môi trường khuyên dùng túi giấy để thay thế các loại bao bì độc hại khác, cũng là một trong những phương pháp thúc đẩy sự phát triển ngành in cũng như ngành giấy Việt Nam.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

CHAT 💬 ZALO