Theo thống kê của Hiệp Hội In Ấn VN, nước ta nhân lực khoảng 40.000 người. Mức độ tăng trưởng của ngành in còn tăng nữa và công nghệ in ấn cũng sẽ ngày càng thay đổi.
Theo tìm hiểu thực tế, các kỹ sẽ đào tạo vẫn nặng về lý thuyết, thiếu trang thiết bị in ấn giá rẻ để cho các công nhân thực hành bởi thiết bị in ấn hiện đại phải bỏ ra chi phí khá lớn. Chính vì vậy những cán bộ đào tạo không tránh khỏi việc lạc hậu so với công nghệ in ấn hiện nay.
Cũng có một số sinh viên ra trường ngành in được du học nước ngoài, nhưng đó là con số rất nhỏ tình trạng thiếu cán bộ giảng dạy và thiết bị đào tạo vẫn đang là vấn đề lớn cho các nhà đào tạo hiện nay.
Vậy giải pháp là gì?
Muốn lĩnh vực in ấn ngày càng phát triển thì phải dựa vào các công ty in trên thị trường, họ phải cập nhật thiết bị máy móc và quy trình sản xuất và song song với đó là tự nâng cao tay nghề đội công nhân của mình để có thể đủ kinh nghiệm vận hành và khắc phục tốt các trường hợp xảy ra.
Các doanh nghiệp in có sẵn cơ sở vật chất nhưng công nhân chưa được đào tạo bài bản, còn những giảng viên thì tụt hậu so với hiện nay, kiến thức in ấn nặng về lý thuyết vì vậy giải pháp là liên kết giữa 3 đối tượng: doanh nghiệp, cơ sở đào tạo, nhân lực lại với nhau cùng nhau phát triển bền vững trong lĩnh vực in ấn.
Giải pháp này được sự quan tâm và nhất trí của Nhà Nước đặc biệt là tạo điều kiện, cơ hội cho các sinh viên, nhân công muốn nâng cao trình độ tay nghề, kiến thức của mình. Giải pháp này góp phần không nhỏ tới việc phát triển và giải quyết thực trạng ngành in của Việt Nam.